1 - Nghiên cứu, xây dựng trình Cục
b - Chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về an toàn lao động, bảo hộ lao động.
b - Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động, bảo hộ lao động.
c - Về chế độ bảo hộ lao động
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động;
- Tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động;
- Bồi dưỡng bằng hiện vật;
- Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Chế độ làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
d - Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
e - Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và triển khai thực hiện theo phân công của Cục;
f - Ý kiến để Cục trình Bộ tham gia với Bộ Y Tế trong ban hành danh mục bệnh nghề nghiệp;
2 - Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, của Bộ về an toàn lao động, bảo hộ lao động theo phân công của Cục;
3 - Tổ chức cập nhật, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động;
4 - Thực hiện nghiên cứu khoa học; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về an toàn lao động, bảo hộ lao động theo phân công của Cục;
5 - Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về an toàn lao động, bảo hộ lao động theo phân công của Cục;
6 - Quản lý công chức, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản được giao; phối hợp với Văn phòng Cục trong công tác thi đua – khen thưởng về bảo hộ lao động theo phân công của Cục;
7 - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục giao.